Chủ Nhật, 12 tháng 1, 2014

"Phần quà Tết là những bó rau, ít măng rừng và một vài cây bánh tét"

10/01/14 14:28

(GDVN) - Nhiều giáo viên vẫn không khỏi chạnh lòng khi nhắc đến chuyện thưởng Tết, đặc biệt là những thầy, cô đã chịu nhiều gian khổ khi bám trụ tại vùng núi khó khăn.


Nhắc đến chuyện thưởng Tết, các giáo viên ở vùng cao xã Ia Pia, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai đều ngậm ngùi. Thế nhưng, chính lòng yêu nghề và cái tâm với nghề giáo đã giúp họ gắn bó, bám trường bám lớp, vượt lên khó khăn miệt mài gieo chữ nơi heo hút núi ngàn. 
Nhiều năm gắn bó ở Trường tiểu học Anh hùng Núp, mỗi dịp Tết đến, Xuân về, phần quà Tết lớn nhất mà cô Bùi Thị Chiên nhận được là những bó rau, ít măng rừng, một vài cây bánh tét của đồng bào dân tộc gửi kèm khi về xuôi.
Với giáo viên miền núi, niềm vui lớn nhất là thấy học trò của mình đi học đông đủ, no ấm.
Cuộc sống nơi đây vốn đã thiếu thốn cả về vật chất lẫn tinh thần, giáo viên còn làm cả những việc như vận động, chăm sóc học sinh, rồi phải đối mặt với bao khó khăn. Có những giáo viên giảng dạy ở vùng cao, vùng sâu mỗi buổi sáng phải lội bộ đường rừng 4 đến 5 cây số mới đến được các điểm trường lẻ để mang chữ đến các em học sinh… Đối với họ, niềm vui lớn nhất là thấy học trò của mình đi học đông đủ, no ấm.
Cứ mỗi dịp đến Tết, nhiều ngành, công ty và các doanh nghiệp rục rịch chuyện thưởng Tết, nơi nhiều, nơi ít, nơi thưởng tiền, nơi bằng hiện vật... Cũng đã có đơn vị công bố thưởng Tết lên đến hàng trăm triệu đồng, nghe những thông tin đó, các thầy cô giáo nơi đây không khỏi cảm thấy chạnh lòng.

Cô Bùi Thị Chiên- giáo viên trường tiểu học Anh hùng Núp, xã Iapia, huyện Chưprông, tỉnh Gia Lai chia sẻ: "Giáo viên ở đây làm gì được thưởng tết bao giờ đâu, nhiều năm nay công tác tại trường, giáo viên ở đây chưa khi nào biết đến khoản thưởng tết. Có năm được 50.000 đồng, năm thì 100.000 đồng nhưng cũng có những năm quà tết là một bộ ấm chén, một can dầu ăn động viên nhau vậy thôi chứ thưởng tết không có đâu. Ai làm giáo viên thì cũng biết điều đó nên mình cũng không buồn lắm", cô Bùi Thị Chiên tâm sự.
Cô giáo trẻ Bùi Thị Chiên luôn vui vẻ mỗi khi tới trường
Cô Đoàn Thị Oanh, Hiệu trưởng trường tiểu học Anh hùng Núp cho biết năm nay dự tính trường thưởng tết cho mỗi giáo viên từ 100.000 đến 200.000 đồng, còn bên Công đoàn có lẽ không có.
Điều kiện các trường miền núi còn gặp nhiều khó khăn về mọi mặt nên hàng năm nguồn kinh phí đưa về hầu hết là lo trang trải cho công tác dạy và học nên giáo viên ở đây chưa bao giờ biết đến chuyện thưởng Tết là như thế nào và chuyện thưởng Tết của những giáo viên nơi đây thì vẫn chỉ là điệp khúc buồn.../.

Đổi mới thi tốt nghiệp năm 2014, chậm có phải là chắc

GDVN) - Vừa qua nhiều vị nguyên là Bộ trưởng GD&ĐT và rất nhiều chuyên gia đã có ý kiến về chuyện thi hành Luật giáo dục đại học và Nghị quyết TW8 về cải cách GD.


Ảnh minh họa
 
Đã có nhiều ý kiến về lựa chọn khâu đột phá cho cải cách giáo dục, bằng việc thay đổi kỳ thi tốt nghiệp phổ thông năm 2014 có thể  đây là dấu hiệu cho thấy Bộ chọn khâu thi cử làm khâu đột phá. Hãy khoan nói đến việc lựa chọn này đã tối ưu chưa, chúng ta nên xem xét các khâu kỹ thuật mà dự thảo có thể ảnh hưởng đến sự nghiệp cải cách giáo dục. Có thể là do Bộ vội nên cần huy động “sức mạnh tập thể”, huy động quyền “làm chủ tập thể” của mọi người để giúp hoàn thiện phương án?
Nghị quyết TW8 khóa 11 đề ra chủ trương lấy kết quả thi tốt nghiệp phổ thông làm cơ sở để tuyển sinh CĐ-ĐH. Ai cũng biết Bộ dự định kéo dài 3 chung đến năm 2017. Vậy tại sao không đưa phương án thí điểm thi tốt nghiệp theo tinh thần nghị quyết TW8 ngay trong năm 2014, nói cách khác hãy tổ chức  thi tốt nghiệp phổ thông như một kỳ thi tuyển sinh CĐ-ĐH trong vòng 1-2 năm (trong khi vẫn tổ chức thi tuyển sinh 3 chung). Làm được như vậy khong lo chất lượng tuyển sinh CĐ-ĐH thấp mà lại rút được kinh nghiệm khi chính thức thực hiện.
Bộ mong muốn: “từ nay cho đến khi có chương trình giáo dục phổ thông mới, chỉ cần một lần này thay đổi phương án thi tốt nghiệp. Khi triển khai chương trình mới thì sẽ đổi mới phương thức thi và công nhận tốt nghiệp một cách căn bản theo yêu cầu của Nghị quyết Trung ương 8” (gddt.vn, 2/1/2014). Vấn đề là khi nào thì chính thức triển khai chương trình mới?
Xin nêu một vài ý kiến:
Số lượng môn thi
Phương án 1 thí sinh phải thi 4 môn, Bộ phải chuẩn bị đề thi cho 7 môn (2 môn bắt buộc,  2 môn tự chọn trong 5 môn). Phương án 2 thí sinh phải thi 5 môn, Bộ phải chuẩn bị đề cho 8 môn (3 môn bắt buộc, tự chọn 2 trong 5 môn).
Dù chỉ có 01 thí sinh chọn 1 trong 5 môn tự chọn Bộ vẫn phải làm các thủ tục ra đề như  môn có 1 triệu thí sinh dự thi, như vậy có tiết kiệm không, có khoa học không?
Đối với thí sinh, thi 4 – 5 môn theo dự kiến hay 6 môn như cũ sẽ không có thay đổi gì nhiều vì thí sinh đã chuẩn bị tinh thần thi 6 môn rồi, nay rút bớt thì càng “dễ thở”. Đối với Bộ phát sinh thêm môn thi chắc chắn sẽ tốn kém hơn ở khâu ra đề, thẩm định, bảo mật… và càng tốn kém khi phải bố trí giám thị, phòng thi tại các địa điểm thi. Liệu Bộ có thực hiện ghép nhiều thí sinh thi các môn khác nhau vào cùng một phòng với chỉ hai giám thị?
Đã phải chuẩn bị ra đề tới 8 môn thi sao không nghiên cứu kiến nghị của Hiệp hội các trường CĐ-ĐH ngoài công lập, của nguyên Phó CT nước, nguyên Bộ trường GD&ĐT Nguyễn Thị Bình? Thiên hạ bảo “cờ ngoài, bài trong”, ở ngoài thì sáng, ở trong thì tối. Không muốn nghe “cờ ngoài”, cứ khư khư “bài trong” tức là thích chỗ tối, thích để làm gì?
 Chính sách miễn thi
“Sở GD&ĐT căn cứ tỷ lệ miễn thi do Bộ GD&ĐT quy định, xây dựng phương án miễn thi của địa phương mình” [1]. Nếu điều này thành hiện thực thì có nghĩa là sẽ có địa phương được Bộ “cho” tỷ lệ miễn thi cao hơn địa phương khác. Phải chăng đây là cách để ban phát “lợi ích” và cũng đồng nghĩa với việc muốn tỷ lệ miễn thi cao một chút thì phải biết cách “kính thưa, kính gửi…”. Phải chăng khi soạn thảo dự án người ta đã “nhìn xa, thấy rộng”, đã vẽ sẵn đường cho… “phong bì” chạy?
Dành cho mình quyền quy định tỷ lệ miễn thi, Bộ cho rằng Bộ có đủ số liệu thống kê? Cứ cho răng Bộ có số liệu thống kê của các địa phương mấy năm qua thì liệu Bộ có dám khẳng định các số liệu đó phản ảnh đúng thực tế? Có thể nói ngay rằng con số 20% học sinh mà Bộ dự kiến miễn thi chỉ phản ánh trí tưởng tượng “phong phú” của người thảo dự án. Con em đồng bào dân tộc ít người, vùng sâu, vùng xa, vận động không bỏ học đã là thắng lợi nói gì đến đủ tiêu chuẩn miễn thi? 
Nếu sự trung thực là đặc điểm của ngành Giáo dục thì đã chẳng có chuyện nhà vệ sinh rộng chừng 30 mét vuông giá thành lên đến 600.000 đồng, cũng chẳng có chuyện: ‘Bộ GD&ĐT cũng đã tiến hành thẩm định khoảng 500 hồ sơ quá trình đào tạo tiến sĩ và 150 luận án tiến sĩ. Kết quả cho thấy, khoảng 50% các cơ sở chưa thực hiện đầy đủ quy trình đào tạo, một số luận án chất lượng thấp. Về liên kết đào tạo, Bộ GD&ĐT đã thanh tra 9 trường ĐH và xử lý sai phạm với 4 đơn vị”, tỷ lệ này cũng gần 50% [2].
Một “sáng kiến” khác của Bộ không biết sẽ nhận được bao nhiêu % dư luận tán thành: “các thí sinh có kết quả học tập, rèn luyện tốt sẽ được miễn thi dựa theo các tiêu chí cơ bản sau: Kết quả học tập, rèn luyện của học sinh trong 3 năm học THPT; Kết quả các kỳ thi chọn học sinh giỏi các cấp; Kết quả các kỳ thi sáng tạo khoa học - kỹ thuật, các cuộc thi trí tuệ dành cho học sinh THPT được tổ chức ở cấp quốc gia, quốc tế” [2].
Có lẽ Bộ cho rằng chuyện mua điểm, chạy điểm chỉ có ở bậc đại học chứ không có ở phổ thông! Hay Bộ cho rằng ngay năm 2014 Bộ sẽ có phép màu hô biến toàn bộ giáo viên thành Bao Công để không có chuyện nể nang, châm chước cho con em đồng nghiệp trong trường? Lại nữa, thi học sinh giỏi các cấp là một tiêu chí miễn thi, vậy chỉ cần giỏi cấp huyện là “ngon” rồi, nếu có trách thì trước hết phải trách bên Văn hóa-Thể thao, ai bảo huy chương cấp “ao làng Asean” cũng được vinh danh ầm ĩ.
Người viết đã từng được nghe giáo viên khoa Công nghệ Sinh học một trường đại học nói rằng: “khoa chúng cháu được mệnh danh là nhà trẻ của trường”, hóa ra rất nhiều con em cán bộ giáo viên trong trường bằng nhiều cách khác nhau đã trở thành giáo viên khoa này.
Triết lý “phòng bệnh hơn chữa bệnh” vốn không phải là cao siêu gì khiến cho các “nguyên khí quốc gia” không thể tiếp thu được. Vậy tại sao biết là “bệnh” sẽ có cơ hội sinh sôi (hoặc giả chưa biết thì cũng nên đọc để biết)  mà lại không phòng? Hay là Bộ cố tình đưa ra như vậy để “có đất” cho người dân góp ý, để chuyển hướng dư luận sang những đề tài bớt “nhạy cảm” hơn?
Thiết nghĩ cần phải loại bỏ ngay từ trứng nước ý tưởng “Bộ quy định tỷ lệ miễn thi cho các địa phương” nếu Bộ muốn tránh cho cán bộ của mình nguy cơ phải đứng trước vành móng ngựa. Tất cả học sinh đều phải trải qua kỳ thi tốt nghiệp, những người không tốt nghiệp sẽ được cấp giấy chứng nhận học hết chương trình phổ thông đề chuyển sang học nghề.
Tổ chức thi như thế nào?
Tổ chức ngay kỳ thi tốt nghiệp năm 2014 theo tinh thần chỉ đạo của TW là cách tốt nhất hiện nay để chủ trương cải cách giáo dục không phải chờ mấy năm nữa. Vấn đề tiếp theo là thi mấy môn và thi những môn nào. Người viết cho rằng cần chọn 4 môn bắt buộc là Toán, Văn, Ngoại ngữ và Lịch sử, các môn còn lại sẽ chọn trong 4 môn là Vật lý, Hóa học, Địa lý và Sinh học, riêng các trường khối nghệ thuật, thể thao sẽ thi thêm các môn năng khiếu. Riêng môn Ngoại ngữ có thể có những điều chỉnh phù hợp với tình hình dạy và học tại các vùng miền khác nhau.
Một số chuyên gia không muốn Lịch sử là môn thi bắt buộc, họ cần phải hiểu rằng người Việt trẻ ngày nay dốt nhất là Lịch sử. Ngay khi cách mạng chưa thành công Cụ Hồ đã nói:  “Dân ta phải biết sử ta; Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam…”. Gần đây Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn đã phải nêu ý kiến: “nên cho hoa hậu học lịch sử trước khi đi thi quốc tế’. Hàng nghìn điểm 0 môn Lịch sử chẳng lẽ chưa đủ gióng hồi chuông báo động về sự đánh mất bản sắc dân tộc, hay là chúng ta muốn thay thế người Việt bằng một thế hệ “công dân toàn cầu” kiểu mới, không nguồn gốc, không biên giới, không tổ quốc?
Không phải là không thể tổ chức một kỳ thi nghiêm túc nếu sử dụng các biện pháp nghiệp vụ và công cụ hỗ trợ như camera ghi hình các buổi thi. Nên biết Công ty cổ phần thương mại Nguyễn Kim phối hợp cùng với Tập đoàn Bưu chính viễn thông VN VNPT, Công ty cổ phần truyền thông Sơn Ca, Công ty TNHH Questek Việt Nam đã có kế hoạch tài trợ 31.5 tỷ đồng lắp 20.000 camera giám sát cho các trường mẫu giáo và nhà trẻ toàn quốc. Trên tinh thần đổi mới giáo dục, chẳng lẽ ngành giáo dục không thể xin được nguồn kinh phí vài chục tỷ cho mục đích này?
Đổi mới giáo dục không thể thành công nếu cứ tiếp tục lối nghĩ cũ, nặng về tư duy nhiệm kỳ. Hy vọng lãnh đạo ngành tiếp thu ý kiến của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam “cần đổi mới ngay tại cơ quan Bộ GD&ĐT”, cũng nên lắng nghe những lời khó lọt tai của dư luận, thận trọng nhưng không có nghĩa là sợ hãi bởi  sợ hãi chẳng bao giờ làm nên sự nghiệp.
 

Kiến nghị một kỳ thi quốc gia duy nhất – kỳ thi tốt nghiệp THPT

(GDVN) - Trước thực tế có hai cuộc thi quốc gia (tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ) được tổ chức quá gần nhau, nhiều chuyên gia kiến nghị bỏ tuyển sinh ĐH, CĐ.


Nói về kỳ thi “ba chung” bấy lâu nay, ông Đỗ Văn Chừng, nguyên Vụ trưởng Vụ ĐH (Bộ GD&ĐT), người xây dựng đề án thi ba chung những năm trước cho biết, theo đề án ban đầu ba chung không có điểm sàn, tuy nhiên sau này Bộ GD&ĐT bắt đầu thêm điểm sàn để “sàng lọc” những thí sinh yếu kém. 
Khởi thủy của “ba chung”, theo ông Chừng xuất phát từ lợi ích của nhân dân: “Chúng tôi làm nhiều năm, năm nào cũng thấy bố mẹ các em đưa đi thi khổ quá, tốn kém quá, chứng kiến nhiều trường hợp bố mẹ khóc vì con ngủ quên không được vào thi. Trong đề án ba chung chúng tôi tuyệt nhiên không nói về điểm sàn, vì Bộ đã phân cấp cho các trường điểm xét tuyển. Nhưng hiện nay mỗi năm có 1 triệu thí sinh đi thi thì tốn kém khoảng 1,5 nghìn tỷ, chính kỳ tuyển sinh đại học mới là kỳ thi tốn kém nhất” ông Chừng nói.

Ông Đỗ Văn Chừng, nguyên Vụ trưởng Vụ ĐH (Bộ GD&ĐT). Ảnh Xuân Trung
Cho tới bây giờ nhiều người vẫn chưa hiểu đầy đủ về “ba chúng”, theo ông Chừng “ba chúng” không phải là chung điểm sàn mà là sử dụng chung kết quả thì,…Cha đẻ của “bà chúng” cũng cho biết, trong đề án “ba chung” có hai giai đoạn, giai đoạn một đã thực hiện và đang thực hiện, giai đoạn hai là tiến tới một kỳ thi quốc gia duy nhất, đó là làm tốt kỳ thi tốt nghiệp THPT, lấy đó là căn cứ chính để xét tuyển vào đại học, cao đẳng.
“Tôi nghĩ đầu vào đại học điều kiện cần là tốt nghiệp THPT, nếu có điều kiện về xét tuyển thì Bộ GD&ĐT cũng phải nói rõ: Xét tuyển có thể căn cứ vào kết quả tốt nghiệp THPT. Nếu chúng ta chuyển càng sớm sang một kỳ thi quốc gia duy nhất thì xã hội đỡ tốn kém, đó là một cơ chế cơ bản để giảm tình trạng luyện thi tràn lan như hiện nay” ông Đỗ Văn Chừng khẳng định.
GS. Trần Hữu Nghị, Hiệu trưởng trường Đại học DL Hải Phòng cũng cho biết, trong dự thảo về tự chủ tuyển sinh của Bộ GD&ĐT vừa qua chưa coi trọng tính tự chủ thực sự của các trường. GS. Nghị “định nghĩa” lại rằng “tự chủ” giáo dục tức là trường được làm tất cả nhưng gì trong phạm vi của pháp luật không cấm.
Nhận định về hai kỳ thi quốc gia gần nhau, GS. Nghị nêu quan điểm: “Hai kỳ thi này tôi cảm giác tốn quá nhiều tiền công của của nhà nước, nếu được bỏ kỳ thi tôi nghĩ nên bỏ thi đại học. Việc cần có một kỳ thi thực sự, nghiêm túc là kỳ thi tốt nghiệp THPT, đây là kỳ thi đi theo suốt cuộc đời của học sinh”.
GS. Trần Huux Nghị, Hiệu trưởng ĐH DL Hải Phòng. Ảnh Xuân Trung
Lãnh đạo trường Đại học DL Hải Phòng đặt câu hỏi, nếu cảm thấy một kỳ thi quốc gia khó thực hiện, vậy tại sao chúng ta không lấy lực lượng của hai kỳ thi này để làm tốt một kỳ thi tốt nghiệp THPT, tại sao chúng ta không lấy kết quả thi tốt nghiệp THPT để làm đầu vào của đại học?
Bà Trần Kim Phương, Chủ tịch HĐQT trường Cao đẳng Asean cho biết, theo quy luật quốc tế chúng ta phải tiến tới bỏ tuyển sinh đại học, làm điều này càng sớm càng tốt để xã hội bớt tốn kém, cha mẹ học sinh đỡ khổ. 
Ông Vũ Duy Chu – Chủ tịch HĐQT trường Đại học Đông Á nêu vấn đề, kỳ tuyển sinh đại học của chúng ta hiện nay đã quá lạc hậu. Bởi cách làm của Bộ bấy lâu nay vẫn duy trì một cơ chế “xin – cho”. Quan điểm của ông Chứ, Bộ GD&ĐT hãy cho các trường được tự chủ hoàn toàn, chấm dứt quy định trình đề án. 
“Chúng tôi không cần ba chung của Bộ, Bộ cứ để cho chúng tôi tự chủ trong tuyển sinh, chúng tôi sẽ biết cách tuyển như thế nào” ông Chu khẳng định.
Ông Vũ Duy Chu – Chủ tịch HĐQT trường Đại học Đông Á: Bộ GD&ĐT cứ để trường tự chủ tuyển sinh, chúng tôi sẽ tự biết cách tuyển như thế nào. Ảnh Xuân Trung
Lãnh đạo trường Đại học Cửu Long cũng cho biết, Bộ GD&ĐT phải có  một “chuẩn” quốc gia để làm đầu vào đại học, và học sinh tốt nghiệp THPT loại trung bình trở lên đều có quyền học đại học. Bộ GD&ĐT không nên “ép” các trường trình đề án và duyệt, bởi Bộ không thể có đủ người, đủ thời gian làm việc này.
“Tính tự chủ của các trường là ở chỗ này, trường phải làm sao có đề án đưa ra để người dân chấp nhận cho con theo học, đề án đó phải đưa ra được quá trình đào tạo như thế nào để xã hội chấp nhận. Đề án này là do trường tự làm, công bố công khai. Chúng ta không nên có kỳ thi đại học mà chỉ có thi tốt nghiệp THPT, đặc biệt không thể có quy định miễn 20% thi tốt nghiệp THPT, như vậy sẽ dẫn tới tiêu cực từ giáo viên với hiệu trưởng” vị này cho biết.
Chia sẻ với ý kiến các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập, GS. Trần Hồng Quân, nguyên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, Chủ tịch Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập cho biết, để đánh giá đúng thì điểm sàn đại học hàng năm phải bỏ, và bỏ ngay từ năm nay. Có thể chấp nhận trở lại thi “ba chung” như trước kia nhưng Bộ GD&ĐT phải để các trường thi riêng được sử dụng kết quả thi ba chung trong quá trình xét tuyển, hoặc có thể liên kết với các trường trong quá trình tổ chức thi.

“Tiến tới năm 2015 chỉ có một kỳ thi, kỳ thi đó khẳng định là kỳ thi tốt nghiệp THPT, đây là kỳ thi cho ra một bằng cấp có giá trị suốt đời cho một con người, thậm chí có giá trị quốc tế nếu học sinh đó ra nước ngoài học. Ngược lại, kết quả tuyển sing đại học không mang lại nhiều ý nghĩa, dứt khoát kỳ thi tốt nghiệp THPT năm tới phải làm nghiêm túc, lấy kết quả đó làm cơ sở dùng để xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng” GS. Trần Hồng Quân đề nghị.
 




(GDVN) - Trước thực tế có hai cuộc thi quốc gia (tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ) được tổ chức quá gần nhau, nhiều chuyên gia kiến nghị bỏ tuyển sinh ĐH, CĐ.
Nói về kỳ thi “ba chung” bấy lâu nay, ông Đỗ Văn Chừng, nguyên Vụ trưởng Vụ ĐH (Bộ GD&ĐT), người xây dựng đề án thi ba chung những năm trước cho biết, theo đề án ban đầu ba chung không có điểm sàn, tuy nhiên sau này Bộ GD&ĐT bắt đầu thêm điểm sàn để “sàng lọc” những thí sinh yếu kém. 
Khởi thủy của “ba chung”, theo ông Chừng xuất phát từ lợi ích của nhân dân: “Chúng tôi làm nhiều năm, năm nào cũng thấy bố mẹ các em đưa đi thi khổ quá, tốn kém quá, chứng kiến nhiều trường hợp bố mẹ khóc vì con ngủ quên không được vào thi. Trong đề án ba chung chúng tôi tuyệt nhiên không nói về điểm sàn, vì Bộ đã phân cấp cho các trường điểm xét tuyển. Nhưng hiện nay mỗi năm có 1 triệu thí sinh đi thi thì tốn kém khoảng 1,5 nghìn tỷ, chính kỳ tuyển sinh đại học mới là kỳ thi tốn kém nhất” ông Chừng nói.

Ông Đỗ Văn Chừng, nguyên Vụ trưởng Vụ ĐH (Bộ GD&ĐT). Ảnh Xuân Trung
Cho tới bây giờ nhiều người vẫn chưa hiểu đầy đủ về “ba chúng”, theo ông Chừng “ba chúng” không phải là chung điểm sàn mà là sử dụng chung kết quả thì,…Cha đẻ của “bà chúng” cũng cho biết, trong đề án “ba chung” có hai giai đoạn, giai đoạn một đã thực hiện và đang thực hiện, giai đoạn hai là tiến tới một kỳ thi quốc gia duy nhất, đó là làm tốt kỳ thi tốt nghiệp THPT, lấy đó là căn cứ chính để xét tuyển vào đại học, cao đẳng.
“Tôi nghĩ đầu vào đại học điều kiện cần là tốt nghiệp THPT, nếu có điều kiện về xét tuyển thì Bộ GD&ĐT cũng phải nói rõ: Xét tuyển có thể căn cứ vào kết quả tốt nghiệp THPT. Nếu chúng ta chuyển càng sớm sang một kỳ thi quốc gia duy nhất thì xã hội đỡ tốn kém, đó là một cơ chế cơ bản để giảm tình trạng luyện thi tràn lan như hiện nay” ông Đỗ Văn Chừng khẳng định.
GS. Trần Hữu Nghị, Hiệu trưởng trường Đại học DL Hải Phòng cũng cho biết, trong dự thảo về tự chủ tuyển sinh của Bộ GD&ĐT vừa qua chưa coi trọng tính tự chủ thực sự của các trường. GS. Nghị “định nghĩa” lại rằng “tự chủ” giáo dục tức là trường được làm tất cả nhưng gì trong phạm vi của pháp luật không cấm.
Nhận định về hai kỳ thi quốc gia gần nhau, GS. Nghị nêu quan điểm: “Hai kỳ thi này tôi cảm giác tốn quá nhiều tiền công của của nhà nước, nếu được bỏ kỳ thi tôi nghĩ nên bỏ thi đại học. Việc cần có một kỳ thi thực sự, nghiêm túc là kỳ thi tốt nghiệp THPT, đây là kỳ thi đi theo suốt cuộc đời của học sinh”.
GS. Trần Huux Nghị, Hiệu trưởng ĐH DL Hải Phòng. Ảnh Xuân Trung
Lãnh đạo trường Đại học DL Hải Phòng đặt câu hỏi, nếu cảm thấy một kỳ thi quốc gia khó thực hiện, vậy tại sao chúng ta không lấy lực lượng của hai kỳ thi này để làm tốt một kỳ thi tốt nghiệp THPT, tại sao chúng ta không lấy kết quả thi tốt nghiệp THPT để làm đầu vào của đại học?
Bà Trần Kim Phương, Chủ tịch HĐQT trường Cao đẳng Asean cho biết, theo quy luật quốc tế chúng ta phải tiến tới bỏ tuyển sinh đại học, làm điều này càng sớm càng tốt để xã hội bớt tốn kém, cha mẹ học sinh đỡ khổ. 
Ông Vũ Duy Chu – Chủ tịch HĐQT trường Đại học Đông Á nêu vấn đề, kỳ tuyển sinh đại học của chúng ta hiện nay đã quá lạc hậu. Bởi cách làm của Bộ bấy lâu nay vẫn duy trì một cơ chế “xin – cho”. Quan điểm của ông Chứ, Bộ GD&ĐT hãy cho các trường được tự chủ hoàn toàn, chấm dứt quy định trình đề án. 
“Chúng tôi không cần ba chung của Bộ, Bộ cứ để cho chúng tôi tự chủ trong tuyển sinh, chúng tôi sẽ biết cách tuyển như thế nào” ông Chu khẳng định.
Ông Vũ Duy Chu – Chủ tịch HĐQT trường Đại học Đông Á: Bộ GD&ĐT cứ để trường tự chủ tuyển sinh, chúng tôi sẽ tự biết cách tuyển như thế nào. Ảnh Xuân Trung
Lãnh đạo trường Đại học Cửu Long cũng cho biết, Bộ GD&ĐT phải có  một “chuẩn” quốc gia để làm đầu vào đại học, và học sinh tốt nghiệp THPT loại trung bình trở lên đều có quyền học đại học. Bộ GD&ĐT không nên “ép” các trường trình đề án và duyệt, bởi Bộ không thể có đủ người, đủ thời gian làm việc này.
“Tính tự chủ của các trường là ở chỗ này, trường phải làm sao có đề án đưa ra để người dân chấp nhận cho con theo học, đề án đó phải đưa ra được quá trình đào tạo như thế nào để xã hội chấp nhận. Đề án này là do trường tự làm, công bố công khai. Chúng ta không nên có kỳ thi đại học mà chỉ có thi tốt nghiệp THPT, đặc biệt không thể có quy định miễn 20% thi tốt nghiệp THPT, như vậy sẽ dẫn tới tiêu cực từ giáo viên với hiệu trưởng” vị này cho biết.
Chia sẻ với ý kiến các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập, GS. Trần Hồng Quân, nguyên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, Chủ tịch Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập cho biết, để đánh giá đúng thì điểm sàn đại học hàng năm phải bỏ, và bỏ ngay từ năm nay. Có thể chấp nhận trở lại thi “ba chung” như trước kia nhưng Bộ GD&ĐT phải để các trường thi riêng được sử dụng kết quả thi ba chung trong quá trình xét tuyển, hoặc có thể liên kết với các trường trong quá trình tổ chức thi.

“Tiến tới năm 2015 chỉ có một kỳ thi, kỳ thi đó khẳng định là kỳ thi tốt nghiệp THPT, đây là kỳ thi cho ra một bằng cấp có giá trị suốt đời cho một con người, thậm chí có giá trị quốc tế nếu học sinh đó ra nước ngoài học. Ngược lại, kết quả tuyển sing đại học không mang lại nhiều ý nghĩa, dứt khoát kỳ thi tốt nghiệp THPT năm tới phải làm nghiêm túc, lấy kết quả đó làm cơ sở dùng để xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng” GS. Trần Hồng Quân đề nghị.
 


Toàn cảnh đêm hội tại xứ sở ngàn hoa Đà Lạt

Khai mở chương trình là cảnh rước vật thiêng “Bản sắc Tây Nguyên” - vùng đất đươc nhiều người biết đến với địa danh nổi tiếng về thương hiệu cà phê.

Trên nền nhạc rền vang của tiếng cồng chiêng, những vũ điệu hoang dã mê đắm lòng người, các nghệ nhân nghệ nhân người Ê đê, Jarai, M’nông, Bana, K’ho… của 5 tỉnh Tây Nguyên đã tái hiện khá thành công đám rước các linh vật tô tem như cây nêu, ché mẹ, đàn đá của các tộc người bản địa địa gốc Tây Nguyên.
Đặc biệt, những cảnh diễn nghệ thuật và trình diễn xe hoa chào mừng sự kiện 3 trong 1 của Tuần Văn hóa Du lịch Đà Lạt 2013 gồm công bố năm du lịch quốc gia 2014 Tây Nguyên – Đà Lạt; Chào mừng 120 năm Đà Lạt hình thành và phát triển; Festival hoa Đà Lạt lần thứ V đã để lại nhiều ấn tượng cho người dự khán.
Đến dự và phát biểu tại khai mạc, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, nhấn mạnh: TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng là địa phương có cảnh quan độc đáo với nhiều hồ, thác nước, rừng thông đẹp, thơ mộng, nhiều loài hoa nổi tiếng và là nơi nghỉ mát lý tưởng, lâu đời nhất của nước ta. Địa điểm du lịch hấp dẫn với khách du lịch trong và ngoài nước. Đà Lạt cũng là thành phố festival hoa của Việt Nam. Festival hoa Đà Lạt là bức thông điệp gởi tới nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế về một thành phố ngàn hoa đủ các sắc màu của đất nước Việt Nam tươi đẹp và mến khách, luôn sẵn sàng chào đón và làm hài lòng du khách.
Tuần Văn hóa Du lịch Đà Lạt 2013 sẽ kéo dài đến hết ngày 31/12, với 19 chương trình hoạt động biểu diễn văn hóa nghệ thuật; triển lãm Tour du lịch Tây Nguyên; triển lãm các thành tựu kinh tế - văn hóa – xã hội của Đà Lạt 120 năm hình thành và phát triển; đặc biệt là trưng bày và triển lãm các loại hoa ôn đới có giá trị kinh tế cao của Đà Lạt.
Báo Đầu tư điện tử - Baodautu.vn giới thiệu một số hình ảnh của đêm khai mạc Tuần Văn hóa Du lịch Đà Lạt 2013.

Tuần Văn hóa Du lịch Đà Lạt 2013

http://baodautu.vn/toan-canh-dem-hoi-tai-xu-so-ngan-hoa-da-lat.html

Bệnh đái tháo đường tăng nhanh ở người trẻ

 Đa số bệnh nhân đái tháo đường loại 2 không được phát hiện sớm hoặc khi đã phát hiện đã biến chứngThế nào là chửa trứng?. Xem », Điều đáng lo ngại, bệnh đái tháo đường tăng nhanh ở giới trẻ.
Bệnh tăng nhanh ở người trẻ
Theo TS Nguyễn Vinh Quang, Phó giám đốc Bệnh viện (BV) Nội tiết T.Ư, trong vòng 10 năm qua tỷ lệ người mắc đái tháo đường (ĐTĐ) loại 2 ở người trưởng thànhChê độ dinh dưỡng đóng vai trò quyết định phát triển chiều cao khi trẻ trưởng thành. Xem » tại Việt Nam tăng từ 2,3% (năm 2002) hiện đã ở mức 5,7%. Trong 10 năm qua, tỷ lệ mắc ĐTĐ tại Việt Nam tăng hơn 200%, cao gấp 2 lần so với mức gia tăng của thế giới. Đặc biệt tại các TP lớn như TP.HCM, Hà Nội, tỷ lệ mắc ĐTĐ ước đã lên đến 10%.
Theo TS Nguyễn Vinh Quang, phần lớn bệnh nhân được phát hiện ĐTĐ loại 2 khi đã khá muộn, có các biểu hiện biến chứng: gầy gò, sụt cân, háo khát, tiểu nhiều, uống nhiều nước.
TS Đỗ Trung Quân, Trưởng khoa Khám bệnh theo yêu cầu, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), cho biết có bệnh nhân nam đến khám vì rối loạn cương. Nhưng sau khi khám và xét nghiệmNhững xét nghiệm cần thiết cho chị em phụ nữ. Xem », bệnh nhân đã được chẩn đoán là ĐTĐ. Lúc này bệnh nhân kể: “Tôi vẫn khỏe mạnh bình thường, uống bia đều. Gần đây tôi thấy đi tiểu nhiều nhưng cứ nghĩ là do uống bia và tiểu nhiều như vậy là thận khỏe. Chỉ đến khi thấy hơi mệt và trục trặc chuyện vợ chồng thì đi khám”.
“Háo khát, sụt cân là biểu hiện thường thấy ở bệnh nhân ĐTĐ khi đến khám. Bệnh có thể gây các tai biến về tim mạchGiấc ngủ rất quan trọng với sức khỏe tim mạch. Xem », thận, mắtNguy hiểm khi bị mắt bị đau và mờ. Xem », vết thương lâu lành, đặc biệt là biến chứng loét bàn chân. Với nam giớiNhững thực phẩm tăng khả năng làm bố. Xem », rối loạn cương là một trong những biến chứng của ĐTĐ”, TS Đỗ Trung Quân cho biết. ĐTĐ loại 2 đã tăng lên ở người trẻ (dưới 40 tuổiGiải pháp cho chứng thâm quầng mắt. Xem ») và xuất hiện nhiều ở trẻ emChế độ ăn cho trẻ còi xương. Xem » là những đối tượng vẫn được coi là ít nguy cơ.
Lưu ý khi điều trị
Theo TS Đỗ Trung Quân, dù chưa có thống kê chi tiết nhưng các bệnh nhân mắc ĐTĐ ở lứa tuổi còn trẻ là cư dân TP đã gặp thường xuyên hơn ở cả nam và nữ, trong mọi ngành nghề công tác: công chức, viên chức, nghệ sĩ, và cả ở phụ nữ mang thaiNhững thực phẩm giàu dinh dưỡng dành cho thai phụ. Xem ». TS Đỗ Trung Quân cho rằng lối sống ít vận độngPhụ nữ ích vận động dễ bị ung thư tử cung. Xem », ăn uống dư năng lượngChế độ dinh dưỡng dành cho bà bầu. Xem » dẫn đến thừa cânSinh con ở tuổi "teen" dể bị béo phì. Xem » béo phì là yếu tố quan trọng gây bệnh. Để phòng ĐTĐ, cần kiểm soát cân nặng, duy trì vận động thể lực với 30 – 40 phút thể dục mỗi ngày với các hình thức phù hợp: đi bộ, bơi lội, đạp xe đạp.
TS Nguyễn Vinh Quang lưu ý, người mắc ĐTĐ cần ăn uống hợp lý theo hướng dẫn của bác sĩ; dùng thuốc đúng giờ (đặc biệt là người phải dùng insulin) để duy trì đường huyết ổn định, tránh bị biến chứng hạ đường huyếtHạ đường huyết ở người tiểu đường dễ bị hôn mê đột ngột. Xem ». Bác sĩ cũng cho lời khuyên: “Người mắc ĐTĐ nên tập thể dục sau ăn tối 2 giờ để kiểm soát đường huyết hiệu quả”.
Theo TS Vinh Quang: “Chúng tôi đã gặp một số bệnh nhân tự ý dùng thuốc nam (là những bài thuốc chưa được thẩm định, chưa đạt chuẩn) để trị ĐTĐ, sau đó phải nhập viện do tăng men gan, suy gan. Cũng chưa có nghiên cứu nào để khẳng định thực phẩm7 loại thực phẩm giúp bạn giảm cân hiệu quả. Xem » chức năng điều trị được ĐTĐ mà chỉ là hỗ trợ điều trị”.
Nên khám sức khỏeTheo dõi thai máy và những dấu hiệu nên đi khám. Xem » định kỳ, đặc biệt là người có yếu tố nguy cơ (béo phì, sau 40 tuổi, có rối loạn mỡ máu, gia đình có người thân bị ĐTĐ) để được phát hiện bệnh từ sớm.
nhipcausuckhoe

Cây hoa hướng dương chữa tiền liệt tuyến phì đại

Cây hoa hướng dương còn gọi quỳ tử, thiên quỳ tử, quỳ hoa tử với tên khoa học: Helianthus annuus L. thuộc họ Cúc Asteraceae. Cây hoa hướng dương là loài cây thảo cao 1- 3m sống 1 năm, thân to thẳng có lông cứng, thường có đốm.
Lá to, thường mọc so le, có cuống dài, phiến lá hình trứng đầu nhọn, phía dưới hình tim, mép có răng cưa, hai mặt đều có lông trắng. Cụm hoa đầu lớn, đường kính 7-20cm, bao chung hình trứng; hoa hình lưỡi, ngoài màu vàng; các hoa lưỡng tính ở giữa màu tím hồng.
Cây hoa hướng dương được trồng làm cảnh, làm thuốc, lấy dầu (trong hạt). Cây ra hoa vào mùa đông, mùa xuân, có quả vào tháng 1-2.
Theo Ðông y, hoa hướng dương có tác dụng trừ phong, sáng mắt. Dùng chữa đầu choáng váng, mặt sưng phù, còn dùng để thúc sinh cho phụ nữ. Hạt hướng dương có vị ngọt, tính bình, không độc. Tác dụng tư âm bổ hư, ninh tâm an thần, chỉ lỵ, thấu chẩn.
Dùng chữa tinh thần uất ức, thần kinh suy nhược, chán ăn, đau đầu do suy nhược, đi lỵ ra máu, sởi không mọc được. Khay hạt hướng dương (còn gọi là quỳ phòng, hướng nhật quỳ hoa thác, hướng nhật quỳ hoa bàn) có tác dụng chữa đầu đau, mắt hoa, răng đau, đau dạ dày và bụng, phụ nữ thống kinh, sưng đau lở loét.
Lá có tác dụng tăng cường tiêu hóa và chữa cao huyết áp. Lõi thân cành có tác dụng chữa tiểu tiện xuất huyết, tiểu dưỡng chấp, sỏi đường tiết niệu, tiểu tiện khó. Rễ cây hướng dương có tác dụng chữa ngực, sườn và vùng thượng vị đau nhức, thông đại tiểu tiện, chữa bị té ngã chấn thương, mụn nhọt lở loét chảy nước vàng.
Sau đây là một số tác dụng của cây hướng dương:
 -Tuyến tiền liệt phì đại (dạng nhiệt tích ở hạ tiêu): Dùng khay hạt hướng dương 1 cái, mật ong lượng thích hợp. Khay hạt thái nhỏ, sắc hai nước, trộn nước đầu và nước hai, thêm mật ong vào cho đủ ngọt. Uống thay trà trong ngày.
- Chữa viêm tuyến vú: Dùng khay hạt hướng dương, bỏ hết hạt, thái nhỏ, sao vàng, tán thành bột mịn. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 9-15g, hòa với rượu hoặc nước sôi.
- Chữa thượng vị đau tức do ăn không tiêu: Dùng rễ cây hoa hướng dương, hạt mùi, tiểu hồi hương; mỗi vị 6-10g, sắc nước uống.
- Chữa cao huyết áp: Dùng lá hướng dương khô 30g (hoặc 60g lá tươi), thổ ngưu tất 30g, sắc nước uống thay trà trong ngày.
- Chữa mắt mờ (nhãn mông): Dùng đế hạt hướng dương luộc với trứng gà, ăn trứng gà và uống nước thuốc.
- Chữa ho gà: Dùng lõi thân và cành cây hướng dương 15-30g, giã nát, hãm nước sôi, thêm đường trắng và uống trong ngày.
- Chữa đau dạ dày, đau bụng: Dùng khay hạt hướng dương 1 cái, dạ dày lợn 1 cái, nấu canh ăn.
- Chữa tai ù: Dùng vỏ hạt hướng dương 15g, sắc nước uống thay trà trong ngày.
- Chữa đại tiện không thông: Dùng rễ cây hoa hướng dương, giã nát, vắt lấy nước cốt, hòa thêm chút mật ong uống; Mỗi lần uống 15-30g, ngày uống 2-3 lần.
- Chữa tiểu nhỏ giọt, dương vật đau buốt: Dùng rễ cây hoa hướng dương tươi 30g sắc với nước uống. Chú ý: chỉ đun sôi một vài phút, không nấu quá lâu sẽ mất tác dụng. Hoặc dùng lõi thân và cành cây hướng dương 15g, sắc nước uống mỗi ngày 1 thang, dùng liên tục trong nhiều ngày.
- Chữa tinh hoàn sưng đau: Dùng rễ cây hoa hướng dương 30g, sắc với đường đỏ uống.
- Chữa kiết lỵ đại tiện xuất huyết: Dùng hạt hướng dương (đã bóc vỏ) 30g, hãm nước sôi trong 1 tiếng, pha thêm chút đường phèn uống trong ngày.
- Chữa phụ nữ đau tức bụng dưới trước và trong lúc hành kinh: Dùng khay hạt 30-60g, sắc lấy nước, hòa thêm đường đỏ uống trong ngày.
- Chữa tiểu dưỡng chấp: Dùng lõi thân và cành cây hướng dương một đoạn khoảng 60cm, rễ rau cần cạn 60g, sắc nước uống mỗi ngày 1 thang, dùng liên tục trong nhiều ngày.
- Chữa ung nhọt sưng tấy, lở loét: Dùng khay hạt thiêu tồn tính, nghiền thành bột mịn, hòa với dầu vừng bôi vào chỗ bị bệnh.
- Chữa sỏi thận, sỏi đường tiết niệu: Dùng lõi thân cành cây hướng dương (một đoạn khoảng 1 mét), cắt ngắn, sắc nước uống mỗi ngày 1 thang, dùng liên tục trong một tuần.
 
Nguon:http://nongnghiep.vn/